Sách dạy con: Trẻ bị sốt nên ở trần

(Lam me) - Có một vài 'thói quen' của cha mẹ đã vô tình gây hại cho trẻ khi bị sốt.

 
yahoo

Tâm lý tuổi chập chững là bộ sách khá nổi tiếng ở một số diễn đàn nuôi dạy trẻ và làm cha mẹ. Bộ sách này gồm 2 tập và tác giả là Tiến sĩ Christopher Green.

Cũng như các tài liệu khác, bộ sách viết và chia sẻ nhiều kinh nghiệm về tâm lý, cách dạy trẻ mẫu giáo cũng như dinh dưỡng cho trẻ, nhưng có một điều là cách nhìn nhận vấn đề ở một góc độ rất "đời thường", thực tiễn, gần gũi. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhóc con nhà mình trong từng dòng chữ.

Để giới thiệu đến độc giả, Eva xin chọn lọc và trích đăng những phần hay nhất trong cuốn sách.

Phần 1: Tâm lý tuổi chập chững

Phần 2: 101 lý do trẻ ương bướng

Phần 3: "Kỹ nghệ" làm cha mẹ

Phần 4: Dinh dưỡng 'chuẩn' cho trẻ

Phần 5: Nước hoa quả, chả tốt đâu

Phần 6: Trị bé hay 'tí toáy' vùng kín

Phần 7: Bắt bệnh trẻ 'hiếu chiến'

Phần 8: Mẹ khéo bé sẽ yêu em

Phần 9: 'Thuốc' cho trẻ tăng động

Phần 10: Trẻ giỏi nhờ tập đọc sớm?

Phần 11: Đi làm vẫn đảm chăm con

Phần 12: Bệnh phổ biến ở trẻ tuổi chập chững

Phần 12: Bệnh phổ biến ở trẻ tuổi chập chững (P.2)

Sốt

Khi thân thể trẻ con bị nhiễm trùng do bị cảm lạnh hoặc bệnh gì đó nặng hơn thì thân nhiệt sẽ tăng lên. Một số bệnh, chẳng hạn bệnh sởi, gây sốt cao trong khi một số bệnh dù rất nặng nhưng không gây sốt. Sốt chỉ là dấu hiệu cho thấy trẻ bị bệnh, nhiệt độ cao không phải là thước đo mức độ trầm trọng của căn bệnh.

Sốt cao làm cho trẻ đang bệnh cảm thấy khổ sở hơn. Bố mẹ trẻ bắt đầu lo lắng vì trẻ con bị sốt thường dễ co giật. Chính vì hai lý do này, bố mẹ thường hốt hoảng khi thấy con sốt cao và làm bất kỳ điều gì có thể để giúp con.

Tuy nhiên, phải biết cách giúp trẻ, không được ủ ấm trẻ quá mức. Nên cho trẻ uống paraxêtamôn hoà tan trong nước (panadol) với liều phù hợp. Trẻ không ngại uống thuốc pha với nước này mà thuốc này cũng ít tác dụng phụ. Những báo cáo y khoa quốc tế gần đây chỉ trích việc sử dụng Aspirin cho trẻ nhỏ.

Sách dạy con: Trẻ bị sốt nên ở trần - 1

Có một vài 'thói quen' của cha mẹ đã vô tình gây hại cho trẻ khi bị sốt. (Ảnh minh họa).

Cho trẻ tắm nước lạnh ngay sau khi sốt không những quá vô lý mà còn phản tác dụng. Khi da trẻ tiếp xúc với nước lạnh, da sẽ phản ứng bằng cách ngừng cung cấp máu tới các bộ phận bị lạnh và hướng sang các vùng ấm áp hơn. Như vậy là cũng không giảm được nhiệt nơi trẻ mà lại làm cho trẻ khổ sở hơn. Cho trẻ trần truồng ngồi trước quạt cũng làm cách giảm nhiệt không mang lại kết quả, làm cho trẻ run lên và cảm thấy kinh khủng hơn.

Cách thích hợp duy nhất là cho trẻ ở trần và nếu nhiệt độ vẫn còn cao thì dùng nước mát lau người cho trẻ. Cách này vừa giúp trẻ hạ sốt dần, vừa không làm cho trẻ run và ngăn không cho da trẻ chuyển sang tái vì máu phân tán đi nơi khác.

Bài liên quan:

Bé bị sốt khi mọc răng: Ôi, chuyện nhỏ

Món ăn, đồ uống tăng lực cho trẻ bị sốt

Hiểu lầm tai hại khi chăm trẻ sốt

Hạ sốt hiệu quả cho bé theo dân gian

Thật là không công bằng với trẻ nhỏ. Khi chúng ta bị sốt thì chúng ta lên giường và bật tấm chăn điện sang chế độ mùa hè và tha hồ toát mồ hôi. Nhưng đối với trẻ con thì chúng ta lột trần chúng ra, lau người và quấy rầy chúng đủ kiểu. Dĩ nhiên, điểm khác nhau là vì chúng ta rất sợ trẻ con bị co giật vì sốt.

Co giật vì sốt

Một số trẻ có não rất nhạy cảm với nhiệt độ cao, vì thế chúng co giật. Chứng này phổ biến nhất trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. 4% trẻ nhỏ khi sốt thường bị co giật. Tuy nhiên hiếm khi trẻ đã trên 5 tuổi co giật khi sốt. Hầu hết các bố mẹ đều lo lắng khi con họ bị cơn co giật, họ sợ con mình sẽ chết. Chứng này xảy ra rất nhanh và không hề báo trước, có khi trẻ chỉ mới sốt nhẹ. Trẻ cứng người lại, mắt trợn tròng và thở gấp. Rồi trẻ rung người hoặc giật trước khi trở lại bình thường dù vẫn còn đừ người và mê man. Sau đó trẻ cảm thấy rất buồn ngủ và sau khi ngủ dậy, trẻ hầu như hoàn toàn bình phục.

Rất may trẻ thường chỉ co giật chưa đầy 5 phút mặc dù bố mẹ trẻ chứng kiến và cảm thấy việc này kéo dài bất tận. Nếu trẻ sốt cao, dùng phương pháp làm mát và cho trẻ uống thuốc nói trên sẽ tránh được chứng co giật. Nếu trẻ vẫn co giật thì nên đặt trẻ nằm nghiêng để tránh cho trẻ không bị tắc nghẹn. Mặc dù khó khăn nhưng nên cố gắng bình tĩnh. Trẻ sẽ không chết, não không bị tổn thương vì co giật do sốt. Nên ở bên cạnh trẻ chứ không bỏ đi

tìm người giúp.

Không được nhét muỗng hoặc vật gì khác vào miệng trẻ vì không phải trẻ khó thở do nghẹt cuống họng mà các hô hấp cơ bị siết chặt. Nếu đó là lần đầu tiên trẻ co giật hoặc không kiểm soát thì nên đưa trẻ đến bác sỹ. Trẻ co giật do sốt không phải bị động kinh và thường không lặp lại trong suốt cuộc đời. Nếu trẻ đã co giật một lần khi sốt thì có thể lặp lại nhưng chỉ đến 5 tuổi là hết.

- Co giật ngắn do sốt không làm hại đứa trẻ, chỉ thử sức chịu đựng của bố mẹ chúng thôi.

- Co giật do sốt không phải là động kinh

- Cho trẻ nằm nghiêng

- Không được nhét bất kỳ vật gì vào miệng trẻ

- Không hốt hoảng (Tôi nói nghe dễ quá phải không?)

- Gọi bác sỹ nếu trẻ vẫn co giật sau năm phút.

Mời bạn đón đọc bài tiếp theo vào 5h00, ngày 31/8, trên chuyên mục Làm mẹ.

(Theo Ebook)

0 Response to "Sách dạy con: Trẻ bị sốt nên ở trần"

Đăng nhận xét