Sách dạy con: Bệnh quen ở trẻ mẫu giáo (P.1)

(Lam me) - Có hàng 'núi' bệnh luôn rình rập quanh trẻ tuổi chập chững, cha mẹ rất nên tìm hiểu.

 
yahoo

Tâm lý tuổi chập chững là bộ sách khá nổi tiếng ở một số diễn đàn nuôi dạy trẻ và làm cha mẹ. Bộ sách này gồm 2 tập và tác giả là Tiến sĩ Christopher Green.

Cũng như các tài liệu khác, bộ sách viết và chia sẻ nhiều kinh nghiệm về tâm lý, cách dạy trẻ mẫu giáo cũng như dinh dưỡng cho trẻ, nhưng có một điều là cách nhìn nhận vấn đề ở một góc độ rất "đời thường", thực tiễn, gần gũi. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhóc con nhà mình trong từng dòng chữ.

Để giới thiệu đến độc giả, Eva xin chọn lọc và trích đăng những phần hay nhất trong cuốn sách.

Phần 1: Tâm lý tuổi chập chững

Phần 2: 101 lý do trẻ ương bướng

Phần 3: "Kỹ nghệ" làm cha mẹ

Phần 4: Dinh dưỡng 'chuẩn' cho trẻ

Phần 5: Nước hoa quả, chả tốt đâu

Phần 6: Trị bé hay 'tí toáy' vùng kín

Phần 7: Bắt bệnh trẻ 'hiếu chiến'

Phần 8: Mẹ khéo bé sẽ yêu em

Phần 9: 'Thuốc' cho trẻ tăng động

Phần 10: Trẻ giỏi nhờ tập đọc sớm?

Phần 11: Đi làm vẫn đảm chăm con

Phần 12: Bệnh phổ biến ở trẻ tuổi chập chững (P.1)

Đối với bố mẹ của trẻ con tuổi này thì hiếm có ngày nào mà trẻ không có bệnh này hoặc bệnh kia: viêm amidan, nhiễm trùng tai hoặc cảm lạnh thông thường. Trong quá trình phát triển, trẻ trải qua hàng loạt lần bị bệnh, mỗi lần bệnh trầm trọng hơn lần trước nhưng nói chung đây là quá trình bình thường và trong mọi trường hợp bạn không cần phải lo lắng quá. Muốn phòng ngừa thì nên trang bị trước những hiểu biết cần thiết. Chương này nói về những bệnh thông thường ở trẻ con.

Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng thì hãy mang con đến bệnh viện khi con có những triệu chứng

nghiêm trọng.

Sách dạy con: Bệnh quen ở trẻ mẫu giáo (P.1) - 1

Có hàng 'núi' bệnh luôn rình rập quanh trẻ tuổi chập chững. (Ảnh minh họa).

Cảm lạnh thông thường

Cảm do một số vi rút gây ra thông qua đường lây truyền trong không khí. Người ta có cảm tưởng mũi cứ chảy liên tục. Bởi do vi rút gây ra, cho trẻ uống khánh sinh không giúp gì mà tự nó sẽ biến mất trong ba hoặc bốn ngày. Những ngày đầu khi trẻ vừa mới đi nhà trẻ, trẻ thường bị ho do lây viruts từ những đứa trẻ khác nhưng thường chỉ trong một thời gian thôi. Dần dần hệ thống miễn nhiễm tự nhiên của trẻ hình thành và số bệnh sẽ giảm dần mỗi năm cho đến khi trẻ trở thành người lớn.

Hầu hết sự miễn nhiễm tự nhiên mà đứa trẻ thừa hưởng từ mẹ sẽ hết lúc trẻ được 6 tháng tuổi vì thế mùa đông đầu tiên tiếp theo thường là mùa trẻ bị cảm lạnh lần đầu tiên.

Một đứa trẻ ở tuổi chập chững thông thường bị cảm 9 lần một năm, trong đó 6 lần là theo tần suất thông thường 8 tuần một lần. Trẻ bị cảm lạnh do lây lan từ những đứa trẻ khác ở nhà trẻ hoặc những người trẻ tiếp xúc, không phải do trẻ bị ướt hoặc bị lạnh. Dù có cố gắng sử dụng nhiều loại vitamin và thuốc khác nhau nhằm ngăn ngừa, bạn vẫn tuyệt đối không thể giúp trẻ tránh được cảm lạnh.

Ngoài ra rất dễ nhầm lẫn bởi vì cảm lạnh thường bắt đầu bằng những triệu chứng khác nhau như viêm họng, lùng bùng lỗ tai hoặc ho nhẹ. Nếu tất cả những triệu chứng này kết hợp với nhau thì rõ ràng đứa trẻ đã bị cảm lạnh, phân loại thành các bệnh riêng biệt là sổ mũi, viêm tai hoặc viêm phổi. Không có cách gì trị bệnh cảm lạnh mặc dù cho trẻ uống paraxetamon (panadol) sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Sách dạy con: Bệnh quen ở trẻ mẫu giáo (P.1) - 2

Cảm do một số vi rút gây ra thông qua đường lây truyền trong không khí. (Ảnh minh họa).

Sưng amidan

Người lớn trên 25 tuổi hiếm khi bị sưng amidan bởi vì trong những năm trước họ đã được mổ cắt amidan. Ngày nay hiếm khi người ta mổ trừ khi có lý do đặc biệt. Sưng amidan không phải là viêm họng như lúc mới bị cảm lạnh mà là một sự nhiễm trùng các mô amidan ở cuối cuống họng và những hạch liên quan ở quai hàm. Cục amidan không chỉ đỏ mà còn sưng tấy lên và có những hột mủ. Bệnh này thường do vi trùng gây nên. Phải trị bằng kháng sinh, thuốc này rất công hiệu.

Quyết định phẫu thuật không tuỳ thuộc vào kích thước của cục amiđan bị sưng mà là tần số nhiễm trùng và mức độ viêm nhiễm của họng. Trẻ ở tuổi chập chững thường mắc bệnh này, cao điểm là vào năm 7 tuổi. Amidan lớn chưa hẳn là nguy hiểm và không gây khó khăn cho việc ăn uống.

Đau thanh quản

Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm thanh quản do vi rút gây nên, gây nhiễm vùng thanh quản của trẻ. Dùng thuốc kháng sinh không trị được và cách chữa tốt nhất là theo cách truyền thống: ngồi trong phòng xông hơi hoặc hít hơi nóng từ một một nồi nước hoặc người châu Á thì thích thêm chút dầu bạc hà cho thông cổ. Trẻ con bị đau thanh quản thường tạo ra âm thanh rè rè rất đặc trưng khi hít vào kèm theo tiếng ho ồm ồm như sư tử biển. Nếu bị nhẹ thì dùng phương pháp trên chữa cho chữa cho trẻ. Một số ít em có thể bị nặng hơn và nếu tình hình trở nên xấu hơn hoặc có những triệu chứng khác thường thì nên đến bác sĩ ngay lập tức.

Viêm cuống phối

Bệnh này cũng do viruts gây ra, lúc đầu trẻ sẽ ho nhưng dần dần lan đến ngực. Bệnh này không phản ứng với thuốc kháng sinh. Mặc dù ho nhiều nhưng trẻ vẫn vui vẻ và ít có vẻ bị bệnh. Nếu trẻ thở gấp và khò khè thì có thể trẻ đã bắt đầu chuyển sang hen suyễn. Cần phải đưa trẻ đến bệnh viện, nhất là khi có trẻ sốt cao và khó ở hơn vì như thế là có triệu trứng viêm ngực trầm trọng. Ở một số trẻ em viêm cuống phổi có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi, có thể trước cả khi các hột sởi bắt đầu xuất hiện.

Hen suyễn

Khoảng 20% trẻ con bị bệnh này. Dấu hiệu nhận dạng là tiếng khò khè phát ra từ buồng phổi, nhất là khi thở ra. Trẻ sẽ khổ sở hơn nếu bị nhiễm hô hấp, gây nên những trận ho khan kéo dài giữa đêm.

Nhiều phụ huynh chán nản khi nghe con bị suyễn, họ nghĩ ngay đến những ngày trẻ phải ở nhà, không đến nhà trẻ được, lo rằng con mình sẽ ốm yếu sau này và không thể tham gia các hoạt động thể thao. Ngày nay mọi trẻ em bị bệnh này đề có thể được chữa khỏi và sống cuộc sống bình thường, không thiệt thòi gì.

Sử dụng những loại thuốc làm thông đường hô hấp, nhất là các thuốc xông hơi và hít. Có thể tìm thấy những loại thuốc này trên thị trường, rất an toàn và hiệu quả, không mất công hiệu khi sử dụng lâu dài. Tôi không yêu cầu bệnh nhân của tôi phải kiểm soát sự dị ứng, bớt lượng sữa, kiểm soát lối sống và uống kháng sinh.

Mời bạn đón đọc bài tiếp theo vào 5h00, ngày 30/8, trên chuyên mục Làm mẹ.

(Theo Ebook)

0 Response to "Sách dạy con: Bệnh quen ở trẻ mẫu giáo (P.1)"

Đăng nhận xét