Sử dụng vitamin (2): Ngộ độc vì dùng quá liều

GiadinhNet - "Dùng vitamin đã tốt rồi, dùng nhiều còn tốt hơn".

Với suy nghĩ như vậy, chị Thùy Linh (Kiến An, Hải Phòng) đã mua các loại vitamin về cho cả gia đình dùng "xả láng". Tuy nhiên, mức độ sử dụng quá "nhiệt tình" của chị đã khiến cả gia đình phải nhập viện. Khi bác sĩ kết luận nguyên nhân do lạm dụng vitamin quá liều, chị vẫn không thể hiểu tại sao thuốc bổ lại hóa thành thuốc độc.

Lưu ý khi sử dụng vitamin A:

Khi vitamin A có nguồn gốc động vật (Retinol), cung cấp cho cơ thể vượt quá nhiều lần nhu cầu hàng ngày trong thời gian dài, sẽ gây ra những tác hại cho cơ thể như:

-Gây độc tính cho gan;
- Gây khuyết tật cho thai nhi;
- Tiêu chảy; > Buồn nôn;
- Chóng mặt; > Tóc rụng;
- Khô da; > Chán ăn;
- Rối loạn sắc tố da;
- Loãng xương...

Lợi bất cập hại

Trường hợp sử dụng vitamin một cách "thoải mái" như chị Linh không phải là hiếm. Bởi phần lớn mọi người đều nghĩ rằng vitamin là thuốc bổ nên có thể dùng bao nhiêu tùy thích. Song theo các bác sĩ, việc lạm dụng vitamin vừa gây lãng phí vừa có hại cho sức khỏe

Bà Bạch Liên (thị trấn Chũ, Bắc Giang) là "tín đồ" của vitamin C. Bà thường mua hàng chục lọ viên sủi C để uống. Thấy công dụng của vitamin C là vừa giúp cơ thể có sức đề kháng, vừa có tác dụng làm đẹp da nên bà Liên có thói quen uống vitamin C trường kỳ. Thời gian gần đây do quá đau ở phần phụ, bà đi khám, siêu âm thì được biết, cả hai bên thận đều có nhiều sỏi. Một viên sỏi đã theo nước tiểu xuống niệu đạo và mắc kẹt lại đó khiến bà đau đớn. Trong quá trình thăm khám và hỏi cặn kẽ về thói quen và chế độ ăn uống, bác sĩ đã cho bà biết do dùng vitamin C liều cao (2 viên - 1000mg/ngày) nên bà đã có nguy cơ sỏi thận từ trước đã khiến bệnh tiến triển và nghiêm trọng hơn.

Tại bệnh viện nơi bà Liên đến khám, có trường hợp một cháu nhỏ bị ngộ độc vitamin C do bố mẹ cho cháu dùng quá liều khiến cháu bị "sốc" phải đi cấp cứu. Trường hợp chị Phan (Tiên Lữ, Hưng Yên) đang mang thai ở tuần thứ 20 luôn thấy người mệt mỏi nên mua thuốc bổ vitamin C dạng sủi để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, uống đến hộp thứ ba thì chị thấy người càng mệt mỏi bụng, hông, lưng nhiều hơn và phải nhập viện.

Không chỉ bị ngộ độc hoặc phản ứng phụ bởi riêng vitamin C, ở các bệnh viên đều ghi nhận nhiều trường hợp phải cấp cứu và điều trị vì sử dụng vitamin không đúng cách. Có nhiều người vì mục đích làm đẹp đã sử dụng vitamin E quá liều gây ra tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa; cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Do thiếu hiểu biết, có sản phụ đã bổ sung vitamin A gây dị dạng ở thai nhi. Có cháu nhỏ do mẹ quên nên đã dùng vitamin A không đúng định kỳ đã khiến con bị còi xương, chậm lớn...

Nhìn chung, các trường hợp phải đến bệnh viện để cấp cứu hoặc điều trị do dùng quá liều vitamin đều do thiếu kiến thức. Hầu hết mọi người đều lầm tưởng, thuốc bổ thì dùng đã tốt rồi, dùng nhiều sẽ càng tốt hơn. Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo: Bất kể là thuốc bổ, khi sử dụng đều phải theo đơn và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu mọi người tự ý mua và tự ý sử dụng thì nhiều khi lợi đâu không thấy lại "tiền mất, tật mang".

Hậu quả khó lường

Có thể thấy, thiếu vitamin cơ thể sinh bệnh nhưng thừa và quá liều cũng gây ra vô vàn rắc rối.

Khi chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ vitamin A hoặc một số bệnh lý nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy... gây rối loạn hấp thu vitamin A, sẽ dẫn đến sự thiếu hụt vitamin A trong cơ thể và gây ra bệnh quáng gà, khô mắt, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa. Nhưng khi dùng vitamin A quá liều thì gây độc tính cho gan, gây loãng xương,... Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, có thể gây khuyết tật cho thai nhi. Với vitamin A có nguồn gốc thực vật (beta-caroten) khi cung cấp dư thừa sẽ gây nên hiện tượng vàng da. Khi ngưng sử dụng một thời gian, hiện tượng này sẽ biến mất.

Cơ thể con người từ khi được hình thành trong bụng mẹ, bộ khung xương rất quan trọng. Chính vì vậy, việc bổ sung vitamin D là cực kỳ cần thiết. Vitamin D (ergocalciferol D2, cholecalcciferol D3) điều hòa sự chuyển hóa canxi tới 50-80% nhu cầu chuyển hóa cần thiết cho sự hình thành và phát triển của xương. Do đó, nếu thiếu vitamin D sẽ dẫn tới còi xương, cơ thể còi cọc, không phát triển. Tuy nhiên dùng với liều cao D2, D3 phòng bệnh lại có thể gây ngộ độc. Do tác dụng cố định canxi trong xương nên phụ nữ có thai dùng nhiều vitamin D có thể sinh ra những đứa con có khuyết tật về xương...

Đối với vitamin C và E, các bác sĩ khuyến cáo: Có thể dùng vitamin C liều cao nhưng cũng chỉ nên dùng từ 5-10 ngày vì dùng vitamin C liều cao trong thời gian dài có nguy cơ gây sỏi thận hoặc bệnh sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn. Dùng vitamin C theo đường tiêm có thể gây ra "sốc" nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Còn việc chị em hiện nay quá "sùng bái" các sản phẩm có vitamin E nhằm kéo dài tuổi thanh xuân cũng phải lưu ý: Ở liều cao (trên 400 IU/ngày), vitamin E lại thúc đẩy các tổn hại do quá trình oxy hóa gây ra và khống chế các tác nhân chống lão hóa khác.

Theo các chuyên gia, người có tuổi dùng vitamin E đúng chỉ định sẽ có thể thấy ngay dụng của thuốc: làm da sáng hơn, có cảm giác khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên, đối với những người còn trẻ, sức khỏe bình thường, việc dùng nhiều chất này là không cần thiết. Có những phụ nữ mới 30 - 35 tuổi đã tiêm vitamin E thường xuyên, coi việc này cũng giống như sử dụng mỹ phẩm để phòng ngừa nhăn da và xuống sắc. Điều đó không những gây hao phí tiền của mà còn dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, đến khi cần tác động thực sự thì phải dùng tới liều cao.

Mai Anh

35 bệnh mới tấn công thế giới

Đây là lần đầu Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Dương Ngọc.

Tổ chức Y tế thế giới lo ngại 35 bệnh mới nổi 10 năm qua là vấn nạn trong tương lai. Bò điên, HIV/AIDS, SARS, cúm A/H5N1, cúm/A H1N1, tiêu chảy tán huyết do Ecoli, sốt xuất huyết, tay chân miệng... có tên trong danh sách.

  • Phát hiện bệnh mới triệu chứng như AIDS

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh mới nổi là bệnh mới xuất hiện lần đầu hoặc có thể đã tồn tại trước đó nhưng tăng nhanh về số mắc hoặc khu vực địa lý. Trong đó một số bệnh như bò điên, HIV/AIDS, SARS, đại dịch cúm A (H5N1), cúm A(H1N1), tiêu chảy tán huyết do E.coli, sốt xuất huyết, tay chân miệng được xem là bệnh mới nổi với số ca mắc tăng cao và xảy ra tại nhiều quốc gia.

Bên cạnh đó, thập niên qua, một số bệnh mới phát sinh, chưa rõ nguyên nhân cũng được Tổ chức Y tế thế giới (WTO) ghi nhận như hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân, hội chứng suy giảm miễn dịch không phải do lây nhiễm HIV/AIDS.

Những bệnh mới nổi, không rõ nguyên nhân là thách thức đối với các nhà khoa học và ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe người dân.

Phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63 của WHO diễn ra ở Hà Nội sáng 24/9, Tiến sĩ Shin Young Soo, Giám đốc WHO tại khu vực Tây Thái Bình Dương lo ngại: "Sự xuất hiện của hơn 35 loại bệnh mới trong 10 năm trở lại đây đang là vấn nạn lớn toàn cầu". Đây cũng là lý do chương trình nghị sự kéo dài một tuần của WHO lần này sẽ dành thời gian để bàn về ảnh hưởng của các dịch bệnh mới.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO. Tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: "Trong những năm qua, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn. Các chỉ số phát triển con người vì thế cũng cao hơn so với một số quốc gia có cùng mức thu nhập bình quân tính trên đầu người".

Việt Nam cũng đã sản xuất thành công văcxin H5N1, đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Văcxin H1N1 nghiên cứu sản xuất trên quy mô phòng thí nghiệm. Văcxin sốt xuất huyết dengue đang thử nghiệm ở giai đoạn 3, hy vọng đến năm 2015 sẽ có.

Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá: "Việt Nam đang là một trong những mô hình giảm nghèo thành công nhất thế giới. Y tế, sức khỏe được coi là một trong những thành tựu nổi bật của quốc gia này".

"Tuy nhiên, công việc của người phụ trách về chính sách y tế cộng đồng sẽ ngày càng khó hơn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều 'cuộc chiến' mà có thể kết quả không như mong muốn", bà Chan nhấn mạnh.

Tiến sĩ Shin Young Soo cũng cho biết, ước tính mỗi năm trong khu vực có khoảng 105 triệu người phải gánh chịu những khoản chi phí lớn và hơn 70 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo do hậu quả của khám chữa bệnh mang lại. Nhiều nước trong khu vực có mức chi phí từ túi tiền người bệnh cao nhất thế giới, đòi hỏi phải có sự hợp tác về y tế giữa các quốc gia trong khu vực.

Hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới họp định kỳ hằng năm, nhằm giải quyết các vấn đề y tế trọng điểm của khu vực. Các chủ đề chính được thảo luận năm nay gồm sự gia tăng của các bệnh không truyền nhiễm, phòng chống bạo lực và thương tích, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, thanh toán bệnh sởi...

Tham dự có Bộ trưởng Y tế từ 35 quốc gia và các vùng lãnh thổ trong khu vực như Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, HongKong, Trung Quốc... Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 28/9.

Nguồn: Vnexpress

Men gan tăng, cảnh báo bệnh gì?

Men gan tăng, cảnh báo bệnh gì?

Men gan nằm trong tế bào gan và chúng tham gia vào các quá trình chuyển hoá quan trọng các chất trong cơ thể. Vì vậy, men gan có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Khi men gan bị rối loạn, nhất là men gan tăng cao , phải hết sức lưu ý tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử trí thích hợp.

Nguyên nhân làm tăng  men gan

Bất kỳ người bình thường nào cũng có men gan. Men gan có 4 loại, đó là AST (aspartate transaminase) hoặc còn được gọi là SGOT (serum glutamic oxaloacetic transaminase). Loại thứ 2 là ALT (alanin transaminase) hay còn gọi là SGPT (serum glutamic pyruvic transaminase), hai loại này có trong tế bào gan. Khi gan bị viêm hoặc bị tổn thương thì hai loại men gan này bị rò rỉ vào dòng máu làm cho chỉ số men gan tăng. Loại men gan thứ 3 là alkalin phosphatase có trong màng tế bào gan và loại thứ 4 là GGT (gamma glutamyl transpeptidase) có trong thành của tế bào ống mật. Ở người bình thường, hai loại men gan SGPT và SGOT do tế bào gan sản sinh ra và chúng có hàm lượng cố định trong máu khoảng dưới 40U/l huyết thanh. Qua các nghiên cứu, người ta rút ra rằng khi men gan tăng từ 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, tăng từ trên 2 – 5 lần là mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là ở mức độ nặng. Tỷ lệ ALT và AST có thể mang lại thông tin có giá trị về mức độ và nguyên nhân đối với bệnh của gan. Hầu hết bệnh về gan thì ALT (SGPT) cao hơn AST (SGOT) nhưng trong bệnh xơ gan và nghiện rượu thì mức tăng AST cao hơn ALT (thường tỷ lệ này là 2:1). Khi gan bị viêm hoặc chấn thương vì bất kỳ một lý do nào đó hoặc do tổn thương ở đường dẫn mật làm ứ trệ sự lưu thông của dịch mật thì tế bào gan sẽ gia tăng sản sinh và bài tiết men gan. Sự gia tăng men gan nổi trội nhất là viêm gan cấp tính đặc biệt là viêm gan cấp do siêu vi. Trong viêm gan cấp tính do siêu vi, có khi men gan tăng gấp từ 10 - 20 lần. Đối với viêm gan mạn tính thể tiến triển hoặc xơ gan hoặc viêm gan tự miễn thì men gan cũng có thể gia tăng. Đây cũng là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá là viêm gan mạn tính tiến triển hay người lành mang virut viêm gan. Các nguyên nhân khác làm tổn thương tế bào gan như rượu (đặc biệt là trong các trường hợp nghiện rượu), sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hoá chất cũng làm cho men gan gia tăng một cách đáng kể. Bệnh về đường mật cũng có liên quan mật thiết với gan, nhất là các bệnh do sỏi đường dẫn mật, giun chui ống mật, viêm đường mật. Các nguyên nhân này thường làm cho đường dẫn mật phù nề hoặc tắc nghẽn dịch mật khó lưu thông tác động đến tế bào gan và vì vậy làm cho men gan gia tăng. Ngoài ra người ta cũng nhận thấy có một số nguyên nhân ngoài gan như các bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết) hoặc một số thuốc cũng có thể làm gia tăng men gan. Đối với thuốc, có một số có tác động rất lớn đến gan, thậm chí gây độc cho gan, điển hình nhất là một số thuốc chống vi khuẩn lao (INH, rifamixin…), thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…). Khi ngộ độc do thuốc cũng có thể làm men gan gia tăng. Tuy vậy, trong một số trường hợp, mặc dù men gan tăng nhưng không phải từ gan mà bởi các lý do khác, ví dụ hoạt động thể lực mạnh. Vì vậy trong thực tế, người ta thấy rằng khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng, nhất là trường hợp men gan tăng cao là cần phải xem xét, cân nhắc kỹ càng hơn và đặc biệt lưu ý đến gan, mật.

Men gan tăng chứng tỏ có vấn đề với gan và mật

Men gan tăng chứng tỏ có vấn đề với gan và mật (ảnh minh họa)

Khi men gan tăng, nên làm gì?

Nếu tình cờ phát hiện men gan trong máu gia tăng, đặc biệt là tăng gấp đôi chỉ số bình thường (trên 40U/l) thì cần đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân. Hiện nay, khi thấy men gan trong máu tăng thì việc đầu tiên nên nghĩ đến là người đó có bị nhiễm virut viêm gan hay không, vì vậy cần làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Trong các loại viêm gan do siêu vi thì viêm gan B, C có thể dùng phương pháp xét nghiệm nhanh để nhận xét sơ bộ. Riêng viêm gan do virut B, ngoài xét nghiệm xem HBsAg khi có dương tính còn cần làm thêm xét nghiệm HBeAg, HBsAb, antiHBeAg… Nếu có điều kiện thì cần xét nghiệm đánh giá ADN của virut. Khi đã xác định được nguyên nhân thì nên nghe theo tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình. Nếu men gan tăng do viêm tắc đường dẫn mật thì cần được điều trị triệt để nguyên nhân. Người bị tăng men gan nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá sự tiến triển của bệnh. Trong ăn uống hằng ngày, cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn, nhất là người đang mắc bệnh về gan (viêm gan cấp, mạn hoặc người lành mang virut viêm gan), mật (sỏi mật, giun chui ống mật, viêm đường dẫn mật) hoặc đã từng mắc bệnh sốt rét. Không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Chế độ ăn cũng cần được lưu ý, ví dụ như không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào. Khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng trong khi đang dùng một loại thuốc nào đó cũng nên cho bác sĩ khám bệnh và theo dõi sức khoẻ cho mình biết để bác sĩ có phương án giải quyết. Ngoài ra cũng nên vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng trừ khi đang bị viêm gan cấp tính.

PGS.TS. Bùi Khắc Hậu

Men gan tăng cao cảnh báo dấu hiệu điều gì?

Men gan nằm trong tế bào gan và chúng tham gia vào các quá trình chuyển hóa quan trọng các chất trong cơ thể. Men gan có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Men gan bình thường là men gan có các chỉ số đều đạt AST: 20 - 40 UI/L, ALT: 20 - 40 UI/L, GGT: 20 - 40UI/L, Phosphatase kiềm: 30 - 110 UI/L. Khi men gan rối loạn, nhất là men gan tăng cao, có thể là dấu hiệu cảnh báo trước bệnh nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về men gan tăng cao.

Thế nào là men gan tăng cao?

Men gan bình thường là men gan có các chỉ số đều đạt AST: 20 - 40 UI/L, ALT: 20 - 40 UI/L, GGT: 20 - 40UI/L, Phosphatase kiềm: 30 - 110 UI/L. Qua các nghiên cứu, người ta rút ra rằng khi men gan tăng từ 1-2 lần là ở mức độ nhẹ, tăng từ trên 2 -5 lần là ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là ở mức độ nặng.

Men gan tăng cao cảnh báo điều gì?

Dấu hiệu viêm gan

Căn cứ vào tỷ lệ ALT và AST, người ta có thể xác định các thông tin về mức độ và nguyên nhân đối với bệnh của gan. Hầu hết bệnh về gan thì ALT (SGPT) cao hơn AST (SGOT) nhưng trong bệnh xơ gan và nghiện rượu thì mức tăng AST cao hơn ALT (thường tỷ lệ này là 2:1). Khi gan bị viêm hoặc chấn thương vì bất kỳ một lý do nào đó hoặc do tổn thương ở đường dẫn mật làm ứ trệ sự lưu thông của dịch mật thì tế bào gan sẽ gia tăng sản sinh và bài tiết men gan. Sự gia tăng men gan nổi trội nhất là viêm gan cấp tính đặc biệt là viêm gan cấp do siêu vi. Trong viêm gan cấp tính do siêu vi, có khi men gan tăng gấp từ 10 - 20 lần. Đối với viêm gan mạn tính thể tiến triển hoặc xơ gan hoặc viêm gan tự miễn thì men gan cũng có thể gia tăng. Đây cũng là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá là viêm gan mạn tính tiến triển hay người lành mang virut viêm gan.

Gan bị tổn thương

Nghiện rượu, sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hoá chất cũng làm cho men gan gia tăng một cách đáng kể. Bệnh về đường mật cũng có liên quan mật thiết với gan, nhất là các bệnh do sỏi đường dẫn mật, giun chui ống mật, viêm đường mật. Các nguyên nhân này thường làm cho đường dẫn mật phù nề hoặc tắc nghẽn dịch mật khó lưu thông tác động đến tế bào gan và vì vậy làm cho men gan gia tăng.

Ngoài ra người ta cũng nhận thấy có một số nguyên nhân ngoài gan như các bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết) hoặc một số thuốc cũng có thể làm gia tăng men gan. Đối với thuốc, có một số có tác động rất lớn đến gan, thậm chí gây độc cho gan, điển hình nhất là một số thuốc chống vi khuẩn lao (INH, rifamixin…), thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…). Khi ngộ độc do thuốc cũng có thể làm men gan gia tăng. Tuy vậy, trong một số trường hợp, mặc dù men gan tăng nhưng không phải từ gan mà bởi các lý do khác, ví dụ hoạt động thể lực mạnh. Vì vậy trong thực tế, người ta thấy rằng khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng, nhất là trường hợp men gan tăng cao là cần phải xem xét, cân nhắc kỹ càng hơn và đặc biệt lưu ý đến gan, mật.

Có thể bạn quan tâm: Cần làm gì khi men gan tăng cao?

Bé suýt chết vì 'kiêng gió, kiêng nước'

(Lam me) - Rất nhiều trẻ em bị nhiễm trùng da nghiêm trọng do "nhịn" tắm rửa.

 
yahoo

"Chết vì bệnh chứ không ai chết vì bẩn", với lập luận đó, ngay giữa thế kỷ 21, vẫn có rất nhiều người, đặc biệt là trẻ em, bị nhiễm trùng da nghiêm trọng sau một thời gian do sốt có phát ban mà nhịn tắm rửa, "bọc kín" trong quần áo, suốt ngày chỉ ru rú ở nơi kín gió.

Bài liên quan:

Tự lập: Chậm dạy con, mẹ lãnh đủ

3 điều tối kỵ khi dạy con tự lập

Tuyệt chiêu trị con mè nheo

"8 không": Bí quyết dạy trẻ vâng lời

Cháu Trung Tiến, 20 tháng tuổi, sống ở Hương Canh, Vĩnh Phúc, bị lên sởi. Gia đình đưa bé đi khám, được bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi và điều trị tại nhà. Nhưng riêng chuyện tắm rửa cho cháu thì ông bà nội quyết định phải theo "kinh nghiệm của các cụ từ hàng nghìn năm nay", nghĩa là trẻ lên sởi phải tuyệt đối kiêng gió, kiêng nước. Ông bà bảo, nếu không kiêng được, các nốt đậu sẽ không "chín" để khỏi, mà chúng sẽ lặn vào trong cơ thể, làm bệnh nặng thêm, thậm chí chết người hoặc thành tật, sau này có sống cũng bệnh hoạn.

Vì thế, giữa mùa hè, cháu Tiến vẫn phải mặc quần áo dài, suốt ngày ở trong phòng đóng kín cửa sổ, thậm chí không được bật quạt. Người cháu đầm đìa mồ hôi, nhưng ông bà nội chỉ cho phép dùng khăn mềm thấm khô đi chứ không được lau rửa dù có bốc mùi. Thấy mẹ cháu xót ruột vì Tiến ngứa ngáy, quấy khóc suốt ngày đêm, bà nội trấn an: "Phải chịu khó ít hôm cho đến lúc khỏi hẳn, đừng có xót con mà tắm cho nó rồi sau lại ân hận cả đời".

Bé suýt chết vì 'kiêng gió, kiêng nước' - 1

Kiêng cữ quá không tốt cho trẻ. (ảnh minh họa)

Các nốt trên người  Tiến mãi không khỏi mà còn mưng mủ, người sốt cao, bà nội và mẹ mới tất tả đưa xuống Hà Nội khám. Nhìn đứa bé được bọc kín trong mấy lớp khăn áo giữa trời nóng bức, bác sĩ phải quát lên, bà nội mới chịu bỏ bớt ra. Bác sĩ khám và cho biết, bé Tiến bị nhiễm trùng da do cái sự "kiêng gió kiêng nước", nếu để lâu có thể nhiễm trùng máu mà tử vong. Sau khi điều trị, hiện cháu Tiến đã hồi phục, không phải chịu biến chứng nào của chứng viêm da và bệnh sởi, gia đình mới thấy hú hồn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, kiêng tắm rửa và tránh gió là sai lầm "cổ truyền" cực kỳ phổ biến ở Việt Nam, trong khi y học không có khuyến cáo kiêng tắm cho bất cứ bệnh nào. Ngay cả bệnh nhân nặng vẫn phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Ở trẻ em, làn da vừa mỏng vừa nhạy cảm, sức đề kháng yếu, càng dễ viêm da, bội nhiễm vi khuẩn. Làn da khi bị sốt phát ban vốn đã có tổn thương, nếu lại bị ủ nhiều ngày trong mồ hôi và ghét bẩn, kèm thêm những vết trầy xước do gãi, lại càng dễ nhiễm trùng nặng.

Vì thế, bác sĩ Lộc khuyên, trẻ bị sốt phát ban vẫn cần được tắm sạch sẽ. Tuy nhiên do cơ thể trẻ còn yếu nên cần tắm nhanh. Vào mùa lạnh, nên tắm từng bộ phận bằng nước ấm rồi thấm khô ngay trước khi tiếp tục làm sạch phần khác, đồng thời tránh gió lùa khi tắm.

Theo Phạm Hoàng (Báo Đất Việt)

Sách dạy con: Trẻ bị sốt nên ở trần

(Lam me) - Có một vài 'thói quen' của cha mẹ đã vô tình gây hại cho trẻ khi bị sốt.

 
yahoo

Tâm lý tuổi chập chững là bộ sách khá nổi tiếng ở một số diễn đàn nuôi dạy trẻ và làm cha mẹ. Bộ sách này gồm 2 tập và tác giả là Tiến sĩ Christopher Green.

Cũng như các tài liệu khác, bộ sách viết và chia sẻ nhiều kinh nghiệm về tâm lý, cách dạy trẻ mẫu giáo cũng như dinh dưỡng cho trẻ, nhưng có một điều là cách nhìn nhận vấn đề ở một góc độ rất "đời thường", thực tiễn, gần gũi. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhóc con nhà mình trong từng dòng chữ.

Để giới thiệu đến độc giả, Eva xin chọn lọc và trích đăng những phần hay nhất trong cuốn sách.

Phần 1: Tâm lý tuổi chập chững

Phần 2: 101 lý do trẻ ương bướng

Phần 3: "Kỹ nghệ" làm cha mẹ

Phần 4: Dinh dưỡng 'chuẩn' cho trẻ

Phần 5: Nước hoa quả, chả tốt đâu

Phần 6: Trị bé hay 'tí toáy' vùng kín

Phần 7: Bắt bệnh trẻ 'hiếu chiến'

Phần 8: Mẹ khéo bé sẽ yêu em

Phần 9: 'Thuốc' cho trẻ tăng động

Phần 10: Trẻ giỏi nhờ tập đọc sớm?

Phần 11: Đi làm vẫn đảm chăm con

Phần 12: Bệnh phổ biến ở trẻ tuổi chập chững

Phần 12: Bệnh phổ biến ở trẻ tuổi chập chững (P.2)

Sốt

Khi thân thể trẻ con bị nhiễm trùng do bị cảm lạnh hoặc bệnh gì đó nặng hơn thì thân nhiệt sẽ tăng lên. Một số bệnh, chẳng hạn bệnh sởi, gây sốt cao trong khi một số bệnh dù rất nặng nhưng không gây sốt. Sốt chỉ là dấu hiệu cho thấy trẻ bị bệnh, nhiệt độ cao không phải là thước đo mức độ trầm trọng của căn bệnh.

Sốt cao làm cho trẻ đang bệnh cảm thấy khổ sở hơn. Bố mẹ trẻ bắt đầu lo lắng vì trẻ con bị sốt thường dễ co giật. Chính vì hai lý do này, bố mẹ thường hốt hoảng khi thấy con sốt cao và làm bất kỳ điều gì có thể để giúp con.

Tuy nhiên, phải biết cách giúp trẻ, không được ủ ấm trẻ quá mức. Nên cho trẻ uống paraxêtamôn hoà tan trong nước (panadol) với liều phù hợp. Trẻ không ngại uống thuốc pha với nước này mà thuốc này cũng ít tác dụng phụ. Những báo cáo y khoa quốc tế gần đây chỉ trích việc sử dụng Aspirin cho trẻ nhỏ.

Sách dạy con: Trẻ bị sốt nên ở trần - 1

Có một vài 'thói quen' của cha mẹ đã vô tình gây hại cho trẻ khi bị sốt. (Ảnh minh họa).

Cho trẻ tắm nước lạnh ngay sau khi sốt không những quá vô lý mà còn phản tác dụng. Khi da trẻ tiếp xúc với nước lạnh, da sẽ phản ứng bằng cách ngừng cung cấp máu tới các bộ phận bị lạnh và hướng sang các vùng ấm áp hơn. Như vậy là cũng không giảm được nhiệt nơi trẻ mà lại làm cho trẻ khổ sở hơn. Cho trẻ trần truồng ngồi trước quạt cũng làm cách giảm nhiệt không mang lại kết quả, làm cho trẻ run lên và cảm thấy kinh khủng hơn.

Cách thích hợp duy nhất là cho trẻ ở trần và nếu nhiệt độ vẫn còn cao thì dùng nước mát lau người cho trẻ. Cách này vừa giúp trẻ hạ sốt dần, vừa không làm cho trẻ run và ngăn không cho da trẻ chuyển sang tái vì máu phân tán đi nơi khác.

Bài liên quan:

Bé bị sốt khi mọc răng: Ôi, chuyện nhỏ

Món ăn, đồ uống tăng lực cho trẻ bị sốt

Hiểu lầm tai hại khi chăm trẻ sốt

Hạ sốt hiệu quả cho bé theo dân gian

Thật là không công bằng với trẻ nhỏ. Khi chúng ta bị sốt thì chúng ta lên giường và bật tấm chăn điện sang chế độ mùa hè và tha hồ toát mồ hôi. Nhưng đối với trẻ con thì chúng ta lột trần chúng ra, lau người và quấy rầy chúng đủ kiểu. Dĩ nhiên, điểm khác nhau là vì chúng ta rất sợ trẻ con bị co giật vì sốt.

Co giật vì sốt

Một số trẻ có não rất nhạy cảm với nhiệt độ cao, vì thế chúng co giật. Chứng này phổ biến nhất trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. 4% trẻ nhỏ khi sốt thường bị co giật. Tuy nhiên hiếm khi trẻ đã trên 5 tuổi co giật khi sốt. Hầu hết các bố mẹ đều lo lắng khi con họ bị cơn co giật, họ sợ con mình sẽ chết. Chứng này xảy ra rất nhanh và không hề báo trước, có khi trẻ chỉ mới sốt nhẹ. Trẻ cứng người lại, mắt trợn tròng và thở gấp. Rồi trẻ rung người hoặc giật trước khi trở lại bình thường dù vẫn còn đừ người và mê man. Sau đó trẻ cảm thấy rất buồn ngủ và sau khi ngủ dậy, trẻ hầu như hoàn toàn bình phục.

Rất may trẻ thường chỉ co giật chưa đầy 5 phút mặc dù bố mẹ trẻ chứng kiến và cảm thấy việc này kéo dài bất tận. Nếu trẻ sốt cao, dùng phương pháp làm mát và cho trẻ uống thuốc nói trên sẽ tránh được chứng co giật. Nếu trẻ vẫn co giật thì nên đặt trẻ nằm nghiêng để tránh cho trẻ không bị tắc nghẹn. Mặc dù khó khăn nhưng nên cố gắng bình tĩnh. Trẻ sẽ không chết, não không bị tổn thương vì co giật do sốt. Nên ở bên cạnh trẻ chứ không bỏ đi

tìm người giúp.

Không được nhét muỗng hoặc vật gì khác vào miệng trẻ vì không phải trẻ khó thở do nghẹt cuống họng mà các hô hấp cơ bị siết chặt. Nếu đó là lần đầu tiên trẻ co giật hoặc không kiểm soát thì nên đưa trẻ đến bác sỹ. Trẻ co giật do sốt không phải bị động kinh và thường không lặp lại trong suốt cuộc đời. Nếu trẻ đã co giật một lần khi sốt thì có thể lặp lại nhưng chỉ đến 5 tuổi là hết.

- Co giật ngắn do sốt không làm hại đứa trẻ, chỉ thử sức chịu đựng của bố mẹ chúng thôi.

- Co giật do sốt không phải là động kinh

- Cho trẻ nằm nghiêng

- Không được nhét bất kỳ vật gì vào miệng trẻ

- Không hốt hoảng (Tôi nói nghe dễ quá phải không?)

- Gọi bác sỹ nếu trẻ vẫn co giật sau năm phút.

Mời bạn đón đọc bài tiếp theo vào 5h00, ngày 31/8, trên chuyên mục Làm mẹ.

(Theo Ebook)

Sách dạy con: Bệnh quen ở trẻ mẫu giáo (P.1)

(Lam me) - Có hàng 'núi' bệnh luôn rình rập quanh trẻ tuổi chập chững, cha mẹ rất nên tìm hiểu.

 
yahoo

Tâm lý tuổi chập chững là bộ sách khá nổi tiếng ở một số diễn đàn nuôi dạy trẻ và làm cha mẹ. Bộ sách này gồm 2 tập và tác giả là Tiến sĩ Christopher Green.

Cũng như các tài liệu khác, bộ sách viết và chia sẻ nhiều kinh nghiệm về tâm lý, cách dạy trẻ mẫu giáo cũng như dinh dưỡng cho trẻ, nhưng có một điều là cách nhìn nhận vấn đề ở một góc độ rất "đời thường", thực tiễn, gần gũi. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhóc con nhà mình trong từng dòng chữ.

Để giới thiệu đến độc giả, Eva xin chọn lọc và trích đăng những phần hay nhất trong cuốn sách.

Phần 1: Tâm lý tuổi chập chững

Phần 2: 101 lý do trẻ ương bướng

Phần 3: "Kỹ nghệ" làm cha mẹ

Phần 4: Dinh dưỡng 'chuẩn' cho trẻ

Phần 5: Nước hoa quả, chả tốt đâu

Phần 6: Trị bé hay 'tí toáy' vùng kín

Phần 7: Bắt bệnh trẻ 'hiếu chiến'

Phần 8: Mẹ khéo bé sẽ yêu em

Phần 9: 'Thuốc' cho trẻ tăng động

Phần 10: Trẻ giỏi nhờ tập đọc sớm?

Phần 11: Đi làm vẫn đảm chăm con

Phần 12: Bệnh phổ biến ở trẻ tuổi chập chững (P.1)

Đối với bố mẹ của trẻ con tuổi này thì hiếm có ngày nào mà trẻ không có bệnh này hoặc bệnh kia: viêm amidan, nhiễm trùng tai hoặc cảm lạnh thông thường. Trong quá trình phát triển, trẻ trải qua hàng loạt lần bị bệnh, mỗi lần bệnh trầm trọng hơn lần trước nhưng nói chung đây là quá trình bình thường và trong mọi trường hợp bạn không cần phải lo lắng quá. Muốn phòng ngừa thì nên trang bị trước những hiểu biết cần thiết. Chương này nói về những bệnh thông thường ở trẻ con.

Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng thì hãy mang con đến bệnh viện khi con có những triệu chứng

nghiêm trọng.

Sách dạy con: Bệnh quen ở trẻ mẫu giáo (P.1) - 1

Có hàng 'núi' bệnh luôn rình rập quanh trẻ tuổi chập chững. (Ảnh minh họa).

Cảm lạnh thông thường

Cảm do một số vi rút gây ra thông qua đường lây truyền trong không khí. Người ta có cảm tưởng mũi cứ chảy liên tục. Bởi do vi rút gây ra, cho trẻ uống khánh sinh không giúp gì mà tự nó sẽ biến mất trong ba hoặc bốn ngày. Những ngày đầu khi trẻ vừa mới đi nhà trẻ, trẻ thường bị ho do lây viruts từ những đứa trẻ khác nhưng thường chỉ trong một thời gian thôi. Dần dần hệ thống miễn nhiễm tự nhiên của trẻ hình thành và số bệnh sẽ giảm dần mỗi năm cho đến khi trẻ trở thành người lớn.

Hầu hết sự miễn nhiễm tự nhiên mà đứa trẻ thừa hưởng từ mẹ sẽ hết lúc trẻ được 6 tháng tuổi vì thế mùa đông đầu tiên tiếp theo thường là mùa trẻ bị cảm lạnh lần đầu tiên.

Một đứa trẻ ở tuổi chập chững thông thường bị cảm 9 lần một năm, trong đó 6 lần là theo tần suất thông thường 8 tuần một lần. Trẻ bị cảm lạnh do lây lan từ những đứa trẻ khác ở nhà trẻ hoặc những người trẻ tiếp xúc, không phải do trẻ bị ướt hoặc bị lạnh. Dù có cố gắng sử dụng nhiều loại vitamin và thuốc khác nhau nhằm ngăn ngừa, bạn vẫn tuyệt đối không thể giúp trẻ tránh được cảm lạnh.

Ngoài ra rất dễ nhầm lẫn bởi vì cảm lạnh thường bắt đầu bằng những triệu chứng khác nhau như viêm họng, lùng bùng lỗ tai hoặc ho nhẹ. Nếu tất cả những triệu chứng này kết hợp với nhau thì rõ ràng đứa trẻ đã bị cảm lạnh, phân loại thành các bệnh riêng biệt là sổ mũi, viêm tai hoặc viêm phổi. Không có cách gì trị bệnh cảm lạnh mặc dù cho trẻ uống paraxetamon (panadol) sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Sách dạy con: Bệnh quen ở trẻ mẫu giáo (P.1) - 2

Cảm do một số vi rút gây ra thông qua đường lây truyền trong không khí. (Ảnh minh họa).

Sưng amidan

Người lớn trên 25 tuổi hiếm khi bị sưng amidan bởi vì trong những năm trước họ đã được mổ cắt amidan. Ngày nay hiếm khi người ta mổ trừ khi có lý do đặc biệt. Sưng amidan không phải là viêm họng như lúc mới bị cảm lạnh mà là một sự nhiễm trùng các mô amidan ở cuối cuống họng và những hạch liên quan ở quai hàm. Cục amidan không chỉ đỏ mà còn sưng tấy lên và có những hột mủ. Bệnh này thường do vi trùng gây nên. Phải trị bằng kháng sinh, thuốc này rất công hiệu.

Quyết định phẫu thuật không tuỳ thuộc vào kích thước của cục amiđan bị sưng mà là tần số nhiễm trùng và mức độ viêm nhiễm của họng. Trẻ ở tuổi chập chững thường mắc bệnh này, cao điểm là vào năm 7 tuổi. Amidan lớn chưa hẳn là nguy hiểm và không gây khó khăn cho việc ăn uống.

Đau thanh quản

Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm thanh quản do vi rút gây nên, gây nhiễm vùng thanh quản của trẻ. Dùng thuốc kháng sinh không trị được và cách chữa tốt nhất là theo cách truyền thống: ngồi trong phòng xông hơi hoặc hít hơi nóng từ một một nồi nước hoặc người châu Á thì thích thêm chút dầu bạc hà cho thông cổ. Trẻ con bị đau thanh quản thường tạo ra âm thanh rè rè rất đặc trưng khi hít vào kèm theo tiếng ho ồm ồm như sư tử biển. Nếu bị nhẹ thì dùng phương pháp trên chữa cho chữa cho trẻ. Một số ít em có thể bị nặng hơn và nếu tình hình trở nên xấu hơn hoặc có những triệu chứng khác thường thì nên đến bác sĩ ngay lập tức.

Viêm cuống phối

Bệnh này cũng do viruts gây ra, lúc đầu trẻ sẽ ho nhưng dần dần lan đến ngực. Bệnh này không phản ứng với thuốc kháng sinh. Mặc dù ho nhiều nhưng trẻ vẫn vui vẻ và ít có vẻ bị bệnh. Nếu trẻ thở gấp và khò khè thì có thể trẻ đã bắt đầu chuyển sang hen suyễn. Cần phải đưa trẻ đến bệnh viện, nhất là khi có trẻ sốt cao và khó ở hơn vì như thế là có triệu trứng viêm ngực trầm trọng. Ở một số trẻ em viêm cuống phổi có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi, có thể trước cả khi các hột sởi bắt đầu xuất hiện.

Hen suyễn

Khoảng 20% trẻ con bị bệnh này. Dấu hiệu nhận dạng là tiếng khò khè phát ra từ buồng phổi, nhất là khi thở ra. Trẻ sẽ khổ sở hơn nếu bị nhiễm hô hấp, gây nên những trận ho khan kéo dài giữa đêm.

Nhiều phụ huynh chán nản khi nghe con bị suyễn, họ nghĩ ngay đến những ngày trẻ phải ở nhà, không đến nhà trẻ được, lo rằng con mình sẽ ốm yếu sau này và không thể tham gia các hoạt động thể thao. Ngày nay mọi trẻ em bị bệnh này đề có thể được chữa khỏi và sống cuộc sống bình thường, không thiệt thòi gì.

Sử dụng những loại thuốc làm thông đường hô hấp, nhất là các thuốc xông hơi và hít. Có thể tìm thấy những loại thuốc này trên thị trường, rất an toàn và hiệu quả, không mất công hiệu khi sử dụng lâu dài. Tôi không yêu cầu bệnh nhân của tôi phải kiểm soát sự dị ứng, bớt lượng sữa, kiểm soát lối sống và uống kháng sinh.

Mời bạn đón đọc bài tiếp theo vào 5h00, ngày 30/8, trên chuyên mục Làm mẹ.

(Theo Ebook)

Phân biệt sốt phát ban do rubella và sởi

Vnexpress -Hiện tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, sốt phát ban do rubella đang vào đỉnh dịch, tuy nhiên trong số đó vẫn rải rác các ca mắc sởi. Sốt cao, nổi phát ban khắp người đều là triệu chứng của hai bệnh trên.

> Cảnh báo nhiều thai phụ nhiễm rubella

Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Nhiệt đới trung ương tiếp nhận 70-100 ca đến khám. Trong đó, chủ yếu là sốt phát ban do virus rubella. Bệnh dễ gây biến chứng viêm não nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm với thai phụ, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ. Lý do là tỷ lệ dị dạng thai nhi trong giai đoạn này có thể là 25%, 40% thậm chí là 60%, khiếm khuyết về tim mạch, não, chậm phát triển...

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện, những người bị sốt kèm theo triệu chứng mẩn đỏ khắp người là dấu hiệu của sốt phát ban do virus gây ra, có thể do rubella, sởi. Dựa trên biểu hiện lâm sàng vẫn có thể phân biệt hai bệnh này với nhau. Cụ thể:

Rubella (hay sởi Đức):

- Người bệnh có các biểu hiện: sốt, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch. Triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có.

- Sau 1-7 ngày sẽ nổi ban. Ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng. Ban tồn tại 1 – 5 ngày, hay gặp nhất là 3 ngày.

- Ngoài ra, có thể 1-2 ngày người bệnh đã sốt và phát ban khắp người chứ không theo trật tự và để lại vết thâm như sốt phát ban dạng sởi.

Sởi:

- Các triệu chứng ban đầu gồm: sốt cao đột ngột, đau người, viêm đường hô hấp, ho, chảy nước mũi...

- Sau 2-3 ngày nổi ban ở mặt, gáy, sau đó lan ra khắp người và các ban bay dần sau khoảng 3 ngày.

- Sau khi các ban bay hết vẫn để lại những vết thâm.

Giai đoạn các ban lặn có thể để lại biến chứng. Trẻ em hay bị viêm nhiễm đường hô hấp, với người lớn là viêm não.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi có biểu hiện bệnh nên đi khám để biết chắc chắn sốt phát ban là do nguyên nhân nào. Bệnh rất dễ lây lan vì lây qua đường hô hấp. Có thể phòng bệnh bằng cách tiêm phòng. Loại văcxin đang sử dụng phổ biến là văcxin phối hợp ngừa 3 bệnh: sởi, quai bị và rubella.

Bên cạnh đó, đối với bệnh này, điều quan trọng là không nên kiêng tắm rửa. Lý do là nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là các hốc tự nhiên như: mũi, mắt, miệng sẽ gây bội nhiễm, dẫn đến các biến chứng sưng khớp, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu...

Các bệnh do virus hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, người bệnh cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn đủ chất, hạ nhiệt khi sốt cao. Tuyệt đối không được tự ý truyền dịch và tiêm kháng sinh vì không có tác dụng.

Phương Trang

Bệnh Rubella nguy hiểm với người mang thai

Bệnh Rubella hay bệnh Rubeon (còn gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày) là một bệnh truyền nhiễm lành tính do virut Rubella gây nên, có thể xảy ra thành dịch.

Tuy tỷ lệ tử vong và biến chứng rất thấp nhưng bệnh Rubella lại đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai, nhất là trong 12 tuần đầu thai kỳ vì có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi và nguy cơ đẻ ra những trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với các biến chứng nặng nề như bại não, tổn thương tim, mù mắt...

Cách thức lây truyền bệnh

Bệnh hiện diện khắp nơi trên thế giới, hay xảy ra vào mùa đông và mùa xuân.  Ổ chứa  virut gây bệnh Rubella duy nhất là người và người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Khi người bệnh ho, hắt hơi và khạc nhổ có thể làm bắn các giọt chứa virut ra ngoài môi trường, nếu những người xung quanh hít phải virut có thể bị lây bệnh. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ đào thải nhiều virut trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu và đó là nguồn truyền nhiễm cho người tiếp xúc. Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với virut Rubella đều có thể bị mắc bệnh. Tùy thuộc nồng độ kháng thể mẹ truyền qua rau thai mà trẻ sơ sinh có kháng thể của mẹ được bảo vệ khoảng 6 - 9 tháng. Kháng thể IgM và IgG xuất hiện 2 - 4 ngày sau khi xuất hiện ban, đạt nồng độ cực đại sau 2 tuần. IgM giảm dần, trở về âm tính sau 1 - 2 tháng nhưng cũng có thể kéo dài ở khoảng 3 - 5% số bệnh nhân, trong khi IgG thì tồn tại suốt đời.

Lây truyền từ mẹ sang con

Thời gian 12 tuần đầu thai kỳ là thời gian nguy hiểm nhất khi nhiễm Rubella ở người mẹ, virut Rubella từ máu của mẹ chuyển qua rau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh. Virut này có khả năng phá hủy hay làm chậm sự phát triển của phôi thai và đây là nguyên nhân gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tùy vào thời điểm nhiễm bệnh, tỷ lệ con bị hội chứng Rubella bẩm sinh rất thay đổi: 80% khi thai dưới 12 tuần, 54% khi thai được 13 - 14 tuần, 35% ở tuổi thai 13

- 16 tuần, 10% khi thai 16 tuần và sau 20 tuần thì tỷ lệ này không đáng kể.

Trong trường hợp mẹ nhiễm Rubella trước tuần thứ 18, sự lây truyền từ mẹ sang thai nhi có thể được khẳng định hoặc loại trừ bằng cách định lượng IgM máu cuống rốn sau tuần lễ thứ 22. Nếu IgM dương tính sẽ khẳng định trẻ nhiễm  Rubella với  độ chính xác 94%, nếu IgM âm tính sẽ loại trừ trẻ nhiễm Rubella với độ chính xác 82%.

Tổn thương Rubella ở trẻ sơ sinh do mẹ bị bệnh Rubella khi mang thai.

Các giai đoạn của bệnh

Thời kỳ ủ bệnh: 16 - 18 ngày, có thể dao động từ 14 - 23 ngày, thường là 10 ngày kể từ khi tiếp xúc đến lúc sốt. Thời gian này người bệnh đã bị nhiễm virut nhưng chưa có biểu hiện bệnh.

Thời kỳ khởi phát: Trước khi phát ban 1 - 7 ngày; mệt mỏi, đau đầu, sốt, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch; triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có; ở trẻ em, phát ban có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

Thời kỳ toàn phát: - Nổi ban với 3 đặc điểm: ban bắt đầu mọc ở trán, mặt và lan xuống lưng và các chi; ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng; ban tồn tại từ 1 - 5 ngày, nhưng hay gặp nhất là 3 ngày (cho nên còn gọi Rubella là sởi 3 ngày).

- Sưng và đau các khớp cổ tay, khớp gối, ngón tay và rõ nhất trong giai đoạn phát ban.

- Đôi khi có biểu hiện đau tinh hoàn ở người trẻ tuổi.

Thời kỳ lui bệnh: Các triệu chứng bệnh kéo dài 3 - 4 ngày rồi tự hết. Riêng triệu chứng đau các khớp có thể kéo dài từ 1 - 14 ngày sau khi các biểu hiện khác của Rubella mất đi. Một năm sau có thể tái phát lại; thời kì có thể lây bệnh cho người khác là khoảng 1 tuần trước và ít nhất 4 ngày sau khi phát ban, nếu trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút qua phân cho đến 30 tháng tuổi.

Điều trị bệnh Rubella

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chủ yếu là nghỉ ngơi, uống nhiều nước và đảm bảo dinh dưỡng, hạ sốt, giảm đau điều trị các triệu chứng khác (nếu cần thiết).

Điều trị hội chứng Rubella bẩm sinh

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt, nâng cao sức đề kháng: ăn uống hợp lý, dùng thêm nước trái cây, giữ gìn vệ sinh cho trẻ.

Phòng bệnh đặc hiệu

- Đối với trẻ em: tiêm phòng vaccin một mũi sau 15 tháng tuổi, tiêm mũi 2 cách mũi một khoảng 6 - 10 tháng hoặc tiêm vào lúc trẻ được 4 - 6 tuổi.

- Đối với người lớn: có thể làm xét nghiệm huyết thanh, nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm vaccin. Nếu chưa có miễn dịch thì nên tiêm vaccin, nhất là phụ nữ trong lứa tuổi mang thai.

+ Khi chưa có thai: sau những mũi tiêm đầu lúc còn trẻ, trước khi có ý định mang thai, tốt nhất nên tiêm nhắc lại một mũi. Thời điểm tiêm phòng ít nhất là 1 tháng, tốt nhất trước khi dự kiến có thai khoảng 3 - 4 tháng, đây là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh.

+ Khi đã mang thai: chống chỉ định tiêm vaccin ngừa Rubella, vì đây là loại vaccin sống giảm độc lực có khả năng truyền bệnh cho thai nhi.

+ Vệ sinh phòng ở của người bệnh: lau sàn, bàn ghế, giường, tủ... bằng nước javel hoặc cloramin B sau đó lau lại bằng nước sạch. Các đồ vật nhỏ có thể phơi nắng.

+ Trong trường hợp mang thai mà chưa tiêm phòng Rubella, nên cách ly với người mắc Rubella, nhất là trong 16 tuần đầu của thai kỳ. Đảm bảo các thành viên trong gia đình đã có miễn dịch với Rubella. Nên tránh tiếp xúc với đồng nghiệp có dấu hiệu nghi nhiễm Rubella. Nếu phải đi công tác hoặc du lịch, nên hoãn chuyến đi tới những địa điểm đang có dịch Rubella. Nếu chẳng may tiếp xúc với người mắc Rubella, nên đi khám ngay lập tức tại chuyên khoa truyền nhiễm và chuyên khoa phụ sản. Ngoài ra nên tăng cường giữ sức khỏe chung bằng cách ăn uống đủ dinh dưỡng, mặc ấm và sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Hội chứng Rubella bẩm sinh

- Những yếu tố nguy cơ mắc Rubella bẩm sinh bao gồm: mẹ đang mang thai nhưng chưa chủng ngừa Rubella, mẹ đang mang thai tiếp xúc với người bị Rubella. Hậu quả của nhiễm Rubella phụ thuộc vào tình trạng nặng lúc hiện tại như dị tật ở tim, tổn thương hệ thần kinh.

Triệu chứng lâm sàng: nhẹ cân, chậm phát triển trong tử cung, đục thủy tinh thể, điếc, tật đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ, ban trên da khi đẻ.

Biến chứng:

- Mắt: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, viêm võng mạc.

- Tim: còn ống động mạch, thông liên thất, hẹp động mạch phổi.

- Thần kinh: chậm phát triển tinh thần, tật đầu nhỏ, viêm não-màng não.

- Biến chứng khác: gan to, điếc, bệnh mềm xương.

ThS. Vũ Văn Du (BV Phụ  sản TW)

Khi nào chị em nên tiêm phòng rubella?

Nên tiêm phòng rubella ngay khi bước vào độ tuổi sinh đẻ (từ 18 tuổi)

Tôi năm nay 25 tuổi, đang có ý định kết hôn, sinh con. Nhiều người khuyên tôi nên tiêm phòng Rubella để tránh các biến chứng cho thai nhi...

  • Hoang mang vì "dính" bầu sau tiêm phòng rubella
  • Hàng ngàn phụ nữ phá thai nhầm vì bệnh Rubella
  • Lãng phí xét nghiệm rubella cho bà bầu?

Nhưng có người nói chỉ cần tiêm trước khi có bầu 1 tháng, có người nói cần ít nhất là 3 tháng. Vậy xin hỏi khoảng cách nào là an toàn nhất? Xin cảm ơn bác sĩ (Mai Trang, Thủ Đức, TPHCM)

ThS. BS. Đinh Thạc, Chuyên viên tư vấn nhi khoa, BV Nhi đồng 1 TPHCM, trả lời:

Trước đây, khuyến cáo chung là tiêm phòng trước khi có thai 1 tháng nhưng theo khuyến cáo mới nhất của Uỷ ban tham vấn thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ (ACIP), người mẹ nên tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh Rubella trước khi quyết định có thai là 3 tháng.

Sở dĩ cần phải tiêm phòng trước 3 tháng là vì vắc-xin "3 trong 1" ngừa cả 3 bệnh Sởi - Quai bị và Rubella là loại vắc-xin vi-rút sống giảm độc lực (nghĩa là các loại vi-rút có trong lọ vắc xin vẫn còn sống nhưng đã bị làm yếu đi).

Trong khi đó, theo hướng dẫn thực hành lâm sàng của Hiệp hội sản phụ khoa Canada về Rubella và thai kỳ, thai nhi bị ảnh hưởng nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào thời điểm bị nhiễm vi-rút của người mẹ trong 6 tháng đầu mang thai. Theo đó, trong 3 tháng đầu thai kỳ: khi người mẹ bị nhiễm bệnh Rubella có tới 70% - 100% trẻ sinh ra ra bị hội chứng Rubella bẩm sinh, trong đó 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan trọng yếu như tim, mắt, não.

Như vậy, dù vi-rút trong vắc-xin rất yếu nhưng vẫn ẩn chứa nguy cơ. Vì thế, tốt nhất là nên tiêm phòng ngay khi bước vào độ tuổi sinh đẻ (từ 18 tuổi) bởi giá trị miễn dịch của vắc-xin là rất lâu dài.

Hội chứng Rubella bẩm sinh với nhiều dị tật bẩm sinh rất nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, cụ thể như:

Dị tật mắt bao gồm: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, viêm võng mạc.

Dị tật tim: còn ống động mạch, thông liên thất, hẹp động mạch phổi.

Dị tật thần kinh: chậm phát triển tinh thần, tật đầu nhỏ, viêm não-màng não.

Biến chứng khác: gan to, điếc, bệnh mềm xương.

Nguồn: Dân trí