Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ

Đa số trẻ em ngày nay được tiêm phòng nên số trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn một số trẻ mắc phải. Dưới đây là một số bệnh trường gặp ở trẻ.

Bệnh ban đỏ Rubeole

Các triệu chứng

- Ngày thứ 1: Triệu chứng cảm nhẹ, hơi đau cổ họng, nổi hạch sau tai, 2 bên cổ và sau gáy.

- Ngày thứ 2 và thứ 3: Nổi những mảng dẹt, màu hồng, xuất hiện trên mặt trước và sau đó lan dần xuống người.

- Ngày thứ 4 và thứ 5: Các đốm ban mờ dần.

- Ngày thứ 6: Bé trở lại bình thường.

- Ngày thứ 9 hay thứ 10: Con bạn hết lây nhiễm

Việc cần làm

Hãy cặp nhiệt độ cho bé ít nhất 2lần/ngày để kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Nếu bé sốt, cho bé uống nhiều nước và đưa bé đến bác sĩ khám.

Bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm, gây nổi ban, sốt, ho và đôi khi có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Với bệnh sởi, trẻ thường cảm thấy khó chịu, đau ốm và sốt cao.

Các triệu chứng

- Ngày thứ 1 và thứ 2: Chảy nước mũi, ho khan, mắt đỏ, đau, ra nước mắt, thân nhiệt tăng lên.

- Ngày thứ 3: Thân nhiệt hơi giảm, nổi những chấm trắng nhỏ hơn trong miệng tựa như những hạt muối trắng.

- Ngày thứ 4, thứ 5: Những đốm ban màu đỏ nhạt, hơi nổi gai, xuất hiện đầu tiên trên trán và sau tai, dần dần lan cả mặt và thân. Sau 2-3 ngày các nốt nhạt đi và các triệu chứng khác biến mất.

Cách chữa trị

- Hãy làm hạ nhiệt cho bé và cho bé uống nhiều nước, đặc biệt khi sốt cao. Bé cảm thấy mệt mỏi và chỉ muốn nằm trên giường.

- Nếu bé đau mắt, bạn hãy rửa mắt cho bé bằng bông gòn nhúng nước muối 0,9% và nên cho bé ở trong phòng ít ánh sáng để bé dễ chịu hơn.

- Hãy gọi cho bác sĩ khi: Con bạn không khá hơn sau 2-3 ngày phát bệnh, thân nhiệt càng tăng lên, bé đau tai và thở khò khè.

Bệnh thuỷ đậu

Bệnh dễ lây nhiễm và phát ra những nốt mẩm ngứa, sau đó chuyển thành những nốt nụn nước. Bé sẽ không cảm thấy mệt mỏi nhiều, nhưng những nốt ban sẽ làm cho bé ngứa ngáy khắp người.

Các triệu chứng

- Ngày thứ 1 đến ngày thứ 4: Những nhóm nốt nhỏ, đỏ, rất ngứa, ở chính giữa đầy nước sẽ xuất hiện trên ngực, bụng, lưng sau đó lan ra khắp người. Nước dịch bên trong các nốt trở nên trắng và vẩn đục.

- Ngày thứ 5 đến ngày thứ 9: Các nốt mụn vỡ ra để lại những miệng lỗ nhỏ. Vảy hình thành trên các bọng nước và tróc một vào ngày sau.

- Ngày thứ 10: Con bạn trở lại bình thường và không lây nhiễm nữa.

Những việc nên làm

- Cặp nhiệt độ và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp bé hạ nhiệt.

- Cho bé uống nhiều nước, nếu bé bị sốt, để bé nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

- Không cho bé gãi các nốt mẩn ngứa, vì có thể sẽ gây nhiễm trùng và sẹo. Đeo bao tay và cắt móng tay cho bé.

- Lấy bông gòn, nhúng vào thuốc (theo chỉ dẫn của bác sĩ) chấm nhẹ lên những nốt thuỷ đậu.

- Tắm cho bé bằng nước ấm, pha một lượng Bicarbonate (theo chỉ dẫn của bác sĩ) để bớt ngứa.

- Chú ý cho bé mặc quấn áo rộng rãi.

Quai bị

Bệnh này làm sưng các tuyến nước bọt, ảnh hưởng đến tai các tuyến đằng trước mang tai, khiến cho má con bạn trông bị phình ra. Các bé trai khi bị bệnh quai bị sẽ có nguy cơ viêm tinh hoàn.

Các triệu chứng

- Các triệu chứng xuất hiện sau 14-24 ngày sau khi nhiễm bệnh.

- Nhiệt độ cơ thể tăng.

- 1-2 ngày sau con bạn sẽ bị sưng 1 hoặc cả 2 bên má. Tình trạng kéo dài từ 4-8 ngày.

Chữa trị

- Cho bé uống thuốc để để hạ nhiệt.

- Khuyến khích con bạn uống nhiều nước lạnh, tránh những đồ uống là nước ép trái cây có vị chua. Cho bé uống bằng ống hút để bé không bị đau miệng.

- Cho bé ăn thức ăn lỏng hay sền sệt để không bị đau khi nuốt.

- Khi bị các biến chứng như: ngủ li bì một cách bất thường, co giật…phải đưa cháu đi bác sĩ ngay.

0 Response to "Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ"

Đăng nhận xét