Hỏi đáp về bệnh sởi

Bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh virut dễ lây lan bùng phát mạnh. Bệnh sởi gây ra sốt, phát ban và những biến chứng khác có thể nghiêm trọng và gây ra viêm phổi, sưng não, co giật, điếc hoặc chậm phát triển trí tuệ. Bệnh sởi còn được biết đến với tên gọi là rubeola, và không được nhầm với bệnh rubella, là một loại bệnh phát ban virut có thể chủng ngừa được khác.


Ai là những người có nguy cơ bị bệnh sởi?

Bất kỳ người nào không được tiêm vắcxin hoặc chưa từng bị sởi đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Những ca
nhiễm sởi hiếm khi xuất hiện ở Mỹ do tỉ lệ tiêm vắcxin cao nhưng vẫn có thể xảy ra bộc phát ở những người
chưa được chủng ngừa.

Những triệu chứng của bệnh sởi như thế nào?
  • Sốt, ho, chảy mũi, và mắt đỏ, mọng nước
  • Những nốt đỏ, nhỏ trong miệng (gọi là các nốt Koplik)
  • Phát ban bắt đầu từ đầu hoặc cổ và sau đó lan ra
  • Có thể bị tiêu chảy hoặc nhiễm trùng tai
Các triệu chứng xuất hiện khi nào?

Các triệu chứng thường xuất hiện từ 8 tới 12 ngày sau khi phơi nhiễm nhưng có thể xảy ra sớm sau 7 ngày hoặc muộn như sau 18 ngày kể từ khi phơi nhiễm .

Bệnh sởi lây lan như thế nào?

Bệnh sởi lây lan qua không khí khi người bệnh hắt hơi hoặc ho.

Một người có thể làm lây lan bệnh khi nào và trong bao lâu?

Một người có thể làm bệnh sởi lây lan từ 4 ngày trước khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện tới 4 ngày sau khi
xuất hiện phát ban.

Chẩn đoán như thế nào?

Chuyên gia y tế sẽ xác nhận chẩn đoán dương tính qua xét nghiệm.

Điều trị như thế nào?

Không có dược phẩm để điều trị. Nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà là phương thức điều trị được khuyên dùng.
Cũng có thể sử dụng các dược phẩm không cần kê đơn như ibuprofen để giúp giảm các triệu chứng khó chịu.

Từng bị nhiễm bệnh giúp người đó miễn dịch phải không?

Đúng, khi đã từng bị nhiễm virut sởi người đó sẽ được miễn dịch.

Trẻ em và những người khác phải được cách ly khỏi nhà trẻ, trường học, công sở và các hoạt động khác
nếu họ bị nhiễm sởi có đúng không?

Đúng. Trẻ em và nhân viên bị nhiễm virut sởi phải được cách ly cho tới hết 4 ngày sau khi xuất hiện phát ban. Những người không được chủng ngừa vắcxin sởi vì lý do y tế, tôn giáo, đạo đức hay triết học đều phải chủng ngừa trong vòng 72 giờ từ khi phơi nhiễm. Chủng ngừa vắcxin trong phạm vi 72 giờ này có thể phần nào phòng bị. Nếu những người chưa được chủng ngừa không được tiêm chủng trong phạm vi 72 giờ thì phải cách ly họ khỏi mọi hoạt động cho tới khi Cơ quan Y tế xác định thời điểm an toàn để họ hòa nhập trở lại.

Có thể làm gì để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sởi?

1. Phải chủng ngừa liều đầu tiên vắcxin MMR (sởi, quai bị và rubella) cho mọi trẻ em trong độ tuổi 12 tháng tới 15 tháng. Liều bổ sung vắcxin MMR nên được tiêm vào độ tuổi 4 tới 6. Trẻ em phải được chủng ngừa sởi đầy đủ theo độ tuổi để có thể đến nhà trẻ và trường học.

2. Phải xem xét tình trạng chủng ngừa của mọi trẻ em và đội ngũ nhân viên tại trường học hoặc nhà trẻ.

3. Khi có dịch bệnh sởi, phải cách ly trẻ em và đội ngũ nhân viên chưa được chủng ngừa cho tới khi họ được tiêm chủng hoặc nếu họ từ chối thì cần phải tiếp tục cách ly cho tới khi Cơ quan Y tế xác định thời điểm an toàn để họ hòa nhập trở lại. Vắcxin có thể phần nào có tác dụng bảo vệ nếu được thực hiện trong phạm vi 72 giờ tiếp xúc với bệnh.

4. Rửa tay đúng cách cũng giúp phòng ngừa sự lây lan của bệnh sởi.

0 Response to "Hỏi đáp về bệnh sởi"

Đăng nhận xét